Mô hình lớp học tương tác là một cách tiếp cận để tạo ra môi trường hỗ trợ học tập tương tác và tích cực. Nó được thiết kế để kích thích sự sáng tạo và mang tính phân tích cao hơn nhiều so với các phương pháp học thuộc lòng truyền thống.
Các lớp học ngày nay đang trở thành nơi thảo luận tự do khi họ tập trung nhiều hơn vào phần thảo luận bao gồm tư duy phản biện và đặt câu hỏi tự do.
Trong xu hướng công nghệ 4.0 không ngừng phát triển và áp dụng ngày càng nhiều vào lĩnh vực giảng dạy, đã đến lúc đưa các phương pháp học tập mới được vào các giờ học nhằm mang lại sự thay đổi so với phương pháp giảng dạy bảng đen truyền thống. Các cơ sở cũng nên nghiên cứ sử dụng các phòng học tương tác để phát huy tư duy đổi mới và khả năng, tinh thần sáng tạo của học sinh, sinh viên.
Dạy học tương tác là gì?
Có rất nhiều quan điểm về dạy học tương tác, một số luận điểm của các nhà giáo dục như sau:
- Dạy học tương tác là việc giúp người học thực hành trong quá trình học tập bằng cách khuyến khích họ mang những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để học tập. Đồng thời hiểu mục đích của việc học và biết cách tổ chức việc học của mình.
- Phương pháp dạy học tương tác là tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người học - người dạy và môi trường.
Dù là theo quan điểm nào, có thể hiểu dạy học tương tác là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên tạo ra môi trường, động lực học tập và tương tác cho học sinh, giúp họ tích cực tham gia vào quá trình học tập và phát triển kỹ năng xã hội.
Tại sao dạy học tương tác lại quan trọng?
Dạy học tương tác là một phương pháp giảng dạy mà giáo viên và học sinh tương tác với nhau thông qua các hoạt động giáo dục. Phương pháp này giúp cho học sinh trở nên chủ động, tăng cường khả năng giao tiếp, tư duy logic, sáng tạo và học hỏi từ nhau. Ngoài ra, dạy học tương tác còn giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề và lãnh đạo.
Vai trò của dạy học tương tác
Có 3 yếu tố quan trọng trong phương pháp dạy học tương tác đó là: người học, người dạy và môi trường học tập.
Vai trò với người học: học tham gia vào quá trình học tập tương tác để xác định tiềm năng và xây dựng kế hoạch khai thác kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ...)
Vai trò của người dạy: Đóng vai trò của một người hướng dẫn, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm xã hội bằng cách gợi ý để người học tự tìm hiểu. Việc truyền dạy sẽ dựa trên phương pháp học của cá nhân người học.
Vai trò của môi trường: Là không gian do cả người học và người dạy cùng nhau tổ chức, bao gồm các phương tiện dạy học như giáo trình, video, màn hình tương tác thông minh, hệ thống âm thanh, vở viết…
Đặc điểm của phương pháp dạy học tương tác
Chú trọng vào môi trường học đa phương tiện
Một lớp học tương tác cần sự hỗ trợ của đa phương tiện như: màn hình tương tác thông minh, camera trực tuyến, document camera, phần mềm tương tác... giúp cho cả giảng viên lẫn học viên có thể dễ dàng tương tác với nhau hơn.
Các thiết bị này cho phép chia sẻ âm thanh, hình ảnh sống động sử dụng trực tiếp từ kho tài liệu trên internet, thao tác từ xa qua các phần mềm hỗ trợ giảng dạy thông minh... Người học và người dạy có thể chủ động trao đổi học tập với nhau, hoặc có thể tổ chức các buổi thảo luận, tranh luận giúp đào sâu các kiến thức đã học và phát triển các kỹ năng giúp trình bày ý tưởng.
Hướng tới đào tạo giúp người học chủ động, có trách nhiệm
Trong học tập tương tác, người học có thể xây dựng các mô hình như 3D, tham gia vào các thí nghiệm mô phỏng, các trò chơi mô phỏng bài học... điều đó sẽ giúp tạo sự hứng thú và hấp dẫn người học hơn.
Ngoài ra, dạy học tương tác khuyến khích người học làm việc và thảo luận theo nhóm, từ đó nâng cao kỹ năng thuyết trình và thảo luận nhóm, xây dựng mối quan hệ. Bên cạnh đó cũng giúp người học tạo trách nhiệm đối với những việc mà mình được phân công.
Cũng nhờ vào những hoạt động thuyết trình, thảo luận nhóm, tranh luận... giúp người học tự tin hơn, nâng cao kỹ năng giao tiếp, điều này rất có lợi cho công việc sau này cũng như trong cuộc sống.
Lớp học tương tác mang lại những lợi ích gì
Lớp học tương tác mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh, sinh viên và giáo viên. Một số lợi ích bao gồm:
1. Tăng mức độ tương tác: Các lớp học tương tác tăng mức độ tương tác của học sinh bằng cách làm cho việc học mang tính tương tác và thực hành hơn. Điều này cho phép học sinh lưu giữ thông tin tốt hơn và yêu thích học tập.
2. Hợp tác nâng cao: Với một lớp học tương tác, học sinh có thể làm việc cùng nhau hiệu quả hơn trong các dự án và bài tập. Điều này thúc đẩy các kỹ năng làm việc theo nhóm và hợp tác cần thiết để thành công trong thế giới thực.
3. Cấp độ thành tích cao hơn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh trong các lớp học tương tác đạt được các cấp độ cao hơn so với học sinh trong các lớp học truyền thống. Điều này có thể là do sự tham gia và cộng tác ngày càng tăng diễn ra trong một lớp học tương tác.
4. Chuẩn bị tốt hơn cho thế giới thực: Các lớp học tương tác giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho thế giới thực bằng cách dạy họ các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm và hợp tác. Những kỹ năng này rất cần thiết để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.
5. Thích học hơn: Học sinh trong lớp học tương tác thường thích học hơn học sinh trong lớp học truyền thống. Điều này có thể là do sự tham gia ngày càng tăng và trải nghiệm học tập tổng thể tích cực hơn trong một lớp học tương tác.
Những thách thức của việc học trong lớp học tương tác là gì?
Một loạt các thử thách đang chờ đợi trong thế giới học tập trong lớp học tương tác. Trục trặc kỹ thuật và sự cố đôi khi có thể ngăn cản quá trình học tập. Đó là một quá trình tốn nhiều thời gian mà giáo viên phải quan tâm đến mọi khía cạnh. Hơn nữa, việc thiếu giáo dục kỹ thuật số hoặc công nghệ mới có thể khiến giáo viên không khuyến khích áp dụng phương pháp học tập mới này.
Tại sao học tập tương tác trong lớp học lại quan trọng?
Các phương pháp học tập tương tác thường được thực hiện để thể hiện kiến thức ở dạng thay thế và linh hoạt hơn. Học sinh được tạo điều kiện để tham gia vào quá trình giảng dạy với các bài học thực hành và môi trường thúc đẩy tư duy sáng tạo, tăng cường sự tập trung và lập luận phân tích.
Với hình thức giáo dục này, giáo viên có thể cung cấp các minh họa thực tế cho học sinh với sự trợ giúp của các công cụ trực tuyến. Với học tập tương tác, có một phương pháp tạo ra các kế hoạch bài học khác nhau phục vụ cho các loại phong cách học tập độc đáo và thúc đẩy việc học tập chủ động của học sinh, sinh viên.
Làm thế nào để bạn tạo môi trường học tập tương tác?
Môi trường trí tuệ: Tương tác trực tiếp là cách tốt nhất để tạo điều kiện học tập. Giáo viên cũng có thể giới thiệu các hoạt động đóng vai để phát huy khả năng cá nhân của học sinh. Việc sử dụng một công cụ trực tuyến trong một lớp học làm cho hình thức học tập này hiệu quả hơn.
Quyền tự chủ lựa chọn: Học tập trong lớp học tương tác thay đổi tùy theo từng học sinh và phong cách cũng như tốc độ học tập của họ. Trong môi trường lớp học tương tác, không có cách duy nhất để hoàn thành công việc hoặc nhiệm vụ của dự án. Do đó, học sinh và giáo viên phải tự do tương tác để truyền đạt ý định của họ với nhau và tìm ra cách tốt nhất để chọn phương pháp học tập phù hợp nhất cho họ.
Kênh uốn nắn: Để học bài mới giáo viên và học sinh phải năng động thích ứng. Kế hoạch rõ ràng cho việc học tập tương tác là có được một nền giáo dục kiên quyết cao. Các lớp học tương tác nhấn mạnh vào chiến lược học tập thực hành để mở ra về các bài học và giải đáp thắc mắc.
Các phương pháp dạy học tương tác áp dụng cho lớp học
Thực hiện bài giảng trên phần mềm tương tác
Bảng tương tác hay bảng trắng kỹ thuật số là một khung bảng điện tự ảo mà người dùng có thể vẽ, xoá, chèn hình ảnh, ghi chú hay file pdf... lên đó. Khi dùng phần mềm này, người dạy và người giảng có thể dễ dàng soạn thảo bài giảng, nhấn mạnh khi đang thuyết trình, tạo nhóm thảo luận, tạo câu hỏi nhanh...
Sử dụng phòng học tương tác
Khi sử dụng giải pháp phòng học tương tác, người dạy và người học sẽ sở hữu các điều kiện học tập tốt nhất với màn hình tương tác thông minh, hệ thống âm thanh, camera vật thể... Từ đó tạo ra một lớp học thông minh, gia tăng trải nghiệm tương tác và trải nghiệm âm thanh, hình ảnh trong lớp học.
Tổ chức thảo luận
Các buổi thảo luận mang lại không gian thoải mái để người học và người dạy trao đổi kiến thức, kỹ năng một cách thoải mái để trau dồi thêm kiến thức và tìm ra những ý tưởng mới mẻ hơn.
Thảo luận tạo điều kiện cho học viên suy nghĩ sâu hơn về một vấn đề, đặt câu hỏi, phân tích thông tin và đưa ra luận điểm cá nhân. Điều này khuyến khích tư duy phản biện và phát triển khả năng phân tích, suy luận và đánh giá.
Thảo luận tạo cơ hội cho học viên khám phá đa chiều vấn đề và nghe quan điểm khác nhau. Họ có thể tiếp cận thông tin, quan điểm và kinh nghiệm từ các nguồn khác nhau, từ đó mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình.
Thuyết trình, tranh luận
Với việc tổ chức thuyết trình giúp người học làm quen với việc trình bày trước đám đông, đồng thời biết cách sắp xếp câu từ cho mạch lạc, giúp người nghe dễ dàng hiểu nhất.
Những buổi thuyết trình, tranh luận này do người học tự chuẩn bị và trình bày, nhờ đó phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng chủ động tìm kiếm thông tin để hiểu sâu hơn nội dung bài học.
Tuy nhiên hiệu quả của buổi học tương tác không phụ thuộc hoàn toàn vào người học mà cần có sự hỗ trợ từ người dạy, cụ thể:
Bước 1: cần giúp đỡ người học hiểu được mục tiêu của bài thuyết trình là gì, xác định đối tượng hướng tới sau đó lập dàn ý sơ lược, xác định địa điểm thuyết trình và học cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ.
Bước 2: khuyến khích người học luyện tập trước, chú ý vào phần diễn đạt, phát âm và sử dụng ngôn ngữ hình thể.
Bước 3: khi bài thuyết trình kết thúc, cần đánh giá những điểm được và chưa được để rút ra kinh nghiệm, từ đó đưa ra những phương pháp để cải thiện tốt hơn cho những lần sau.
Thực hành thực tế
Thực hành thực tế giúp người học áp dụng được những kiến thức đã học để xử lý tình huống xã hội thực tế. Bên cạnh đó, khơi gợi được hứng thú của người học, họ là chủ đề trong buổi thực hành và được tự tay trải nghiệm các kiến thức đã học.
Để tổ chức một buổi thực hành hiệu quả, người dạy cần đảm bảo các lưu ý sau:
- Đã chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ cho buổi thực hành, ngoài ra người dạy cần hướng dẫn rõ ràng cách dùng những thiết bị đó và một số lưu ý để không gây hỏng hóc.
- Theo dõi tiến trình thực hành của người học để chỉnh sửa thao tác, đưa ra gợi ý giúp người học nhận thức đúng nội dung bài.
- Thu bản báo cáo thực hành của người học, đánh giá và gửi lại để người học rút kinh nghiệm cho những lần thực hành sau.
Một số gợi ý thiết kế phòng học tương tác hiện nay
Mô hình phòng học tương tác
Thiết bị trong phòng học tương tác
Thiết bị phần cứng
- Màn hình tương tác, độ phân giả 4K UHD, 20 điểm chạm, tích hợp Android 11, tính năng bảng trắng dành cho giảng dạy
- Máy tính (Tablet) dành cho học sinh: nhận và thực hiện các nội dung do giáo viên giao
- Hệ thống NAS lưu trữ dữ liệu bài giảng của trường, lớp.
- Hệ thống Camera: Camera PTZ (Tracking) để ghi lại hoạt động trên lớp, có thể chia sẻ để phục vụ giảng dạy từ xa; Camera giám sát lớp học, giám sát khi thi, kiểm tra..; Camera vật thể ghi hình và trình chiếu lên màn hình nội dung sách, các mô hình học cụ, tài liệu… một cách trực quan
- Hệ thống âm thanh trợ giảng, hỗ trợ việc truyền tải âm thanh trong lớp học
- Thiết bị điều khiển tích hợp, điều khiển các thiết bị AV, cơ điện (màn hình tương tác IPF, màn chiếu, máy chiếu, đèn, rèm…) trong lớp học thông qua 1 thiết bị duy nhất (Tablet, Ipad, bục giảng thông minh)
- Bàn ghế thông minh, có thể lắp ghép học tập theo nhóm, theo tổ.
Phần mềm phòng học tương tác: phần mềm quản lý học sinh và phần mềm biên soạn bài giảng.
- Quản lý học tập mọi lúc, mọi nơi
- Tích hợp tính năng quản lý “thiết bị lưu trữ và đồng bộ dữ liệu” – hệ thống tương thích với nhiều thiết bị
- Phù hợp với mọi môi trường giảng dạy
- Thiết kế đơn giản, dễ làm quen và sử dụng